Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và dễ lây lan nhất hiện nay. Bệnh giang mai có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Vậy bệnh giang mai là gì? Các biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới và bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào? Xin mời các bạn cùng theo dõi trong nội dung bài viết đây.

Bệnh giang mai là gì?

bệnh giang mai là bệnh gì

Bệnh giang mai là một loại bệnh xã hội lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh giang mai gây ra do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là loại vi khuẩn có cấu trúc dạng xoắn, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào các cơ quan quan trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Bệnh giang mai có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ trẻ em đến người già, nhưng phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh giang mai không chỉ hủy hoại sức khỏe mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy đối với xã hội, kinh tế, văn hóa.


Những con đường lây nhiễm bệnh giang mai chủ yếu

Lây qua quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, kể cả quan hệ bằng miệng, bằng tay, quan hệ qua đường hậu môn.

Lây qua tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở chứa khuẩn giang mai.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung quần áo, bàn chải đánh răng, đũa, thìa...

Lây qua đường máu như truyền máu trực tiếp hoặc nhận máu không rõ nguồn gốc.

Lây truyền từ mẹ sang con.

Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Bệnh giang mai được chia ra 4 giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương tại vùng da tiếp xúc với khuẩn giang mai. Các vết loét này gọi là các săng giang mai, xuất hiện tại một số bộ phận như: cơ quan sinh dục, tử cung, trực tràng...Tuy nhiên, không gây đau, ngứa, không chảy mủ nên người bệnh thường dễ coi thường.

Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần với những triệu chứng rõ rệt như: xuất hiện các vết ban đối xứng, màu hồng nhạt, ấn nhẹ sẽ tự mất đi và không đau.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các mảng sần, kích thước bằng hạt đỗ, có ranh giới rõ ràng, viền sần và dễ bong vảy. Trường hợp các mảng sần này liên kết với nhau sẽ gây bị trầy xước, chảy nước dịch. Nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp với các dịch này có thể gây lây nhiễm bệnh giang mai.

Giai đoạn tiền ẩn: Giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng. Giai đoạn tiềm ẩn sớm các triệu chứng của bệnh có thể tái phát. Giai đoạn tiềm ẩn muộn thường không có triệu chứng và khả năng lây bệnh thấp hơn giai đoạn tiền ẩn sớm.

Giai đoạn 3: Đây được coi là giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Những người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn này thường không lây bệnh mà chỉ âm thầm phát triển trong thời gian khá lâu (3 – 15 năm). Khuẩn giang mai xâm nhập vào các cơ quan khác nhau như hệ thần kinh, hệ tim mạch hay xuất hiện củ giang mai.

Giang mai thần kinh chiếm khoảng 6,5%, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây viêm màng não, tổn thương mạch máu não, thoái hóa ở não, suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ, gây ảo giác.

Giang mai tim mạch chiếm khoảng 10% dễ gây phình mạch.

Các củ giang mai xuất hiện sau 1 – 45 năm nhiễm bệnh, rất dễ bị hoại tử, lở loét. Nếu xuất hiện ở những cơ quan quan trọng mà không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Bệnh giang mai nếu không được nhận biết và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau ngẫu nhiên như bị điện giật hoặc dao cắt, đi lại khó khăn, chân bước khập khiễng.

Rối loạn chức năng co thắt, có cảm giác buồn tiểu mà không tiểu được, tiểu tiện mất kiểm soát.

Biểu hiện ở mắt như: mất phản xạ ánh sáng, đồng tử nhỏ hẹp, tổn thương thần kinh thị giác.

Bệnh khớp: gây viêm khớp xương, thoát vị, gẫy xương, cấu trúc xương bị tổn hại.

Ảnh hưởng đến nội tạng: xuất hiện các cơn đau đột ngột vùng bụng trên, co thắt lồng ngực, buồn nôn, đau da bụng, đau bụng, tiêu chảy, hô hấp khó khăn, khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu...

Những biến chứng của bệnh giang mai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để mỗi người có cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

Nếu còn bất cứ thông tin nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo hệ thống hotline 0337.644.353 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha