Bệnh sùi mào gà ở mắt là trường hợp hiếm gặp của sùi mào gà. Hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu về những nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa trị sùi mào gà ở mắt trong bài viết dưới đây.
Bệnh sùi mào gà ở mắt
Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Đặc trưng của bệnh là các tổn thương dạng u nhú, tập trung ở bộ phận sinh dục, hậu môn, trong khoang miệng và thậm chí là mắt của bệnh nhân.
Sùi mào gà ở mắt là một trường hợp của sùi mào gà, xuất hiện khi các mụn sùi mọc lên ở vùng da mắt. Đây là một trường hợp hiếm gặp của sùi mào gà, nhiều người vẫn cứ ngỡ sùi mào gà lây nhiễm và phát triển chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn, tuy nhiên, trong bối cảnh tỉ lệ bệnh nhân mắc sùi mào gà ngày càng gia tăng hiện nay thì diễn biến của bệnh sùi mào gà cũng trở nên phức tạp, sùi mào gà không những mọc ở bộ phận sinh dục và hậu môn, nó còn có thể xuất hiện ở mắt.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên sùi mào gà là vi rút HPV. Virus này có khả năng lây lan mạnh qua nhiều con đường khác nhau. Ngoài quan hệ tình dục thì bất cứ tiếp xúc gián tiếp nào tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút HPV xâm nhập vào vùng mắt đều có thể gây nên bệnh. Đối với bệnh sùi mào gà ở mắt, bệnh có thể lây lan gián tiếp qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm…
- Sùi mào gà ở miệng biểu hiện như thế nào?
- Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
- Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở mắt
Triệu chứng sùi mào gà ở mắt khá tương tự với sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hay hậu môn. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các nhú gai nổi lên trên bề mặt da:
Các nhú gai màu hồng, mềm, có cuống hoặc không cuống, ẩm ướt và dễ chảy máu.
Chúng có thể mọc lẻ tẻ hoặc mọc thành những chùm lớn quanh mắt.
Ngoài ra, bệnh sùi mào gà ở mắt còn khiến cho vùng mắt trở nên cộm, ngứa ngáy và khó chịu… thị lực giảm dần.
Tác hại của bệnh sùi mào gà ở mắt
Ảnh hưởng tâm lý: Không giống như sùi mào gà ở bộ phận sinh dục có thể che giấu, sùi mào gà ở mắt khiến người bệnh mặc cảm, tự ti và bị mọi người xa lánh.
Ảnh hưởng cuộc sống: Người bệnh thấy chướng và khó chịu, thị lực giảm dần, bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm việc, chất lượng sống giảm sút.
Tăng nguy cơ lây lan cho người khác: Phụ nữ có thai mà bị sùi mào gà có thể lây truyền bệnh cho con. Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh sùi mào gà ở mắt có thể ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe, nguy hiểm nhất là sùi mào gà ở mắt có thể gây mù mắt.
Điều trị sùi mào gà ở mắt hiệu quả
Nhìn chung, bệnh nhân mắc sùi mào gà ở mắt cần phải đi khám bác sĩ để chẩn đoán và xác định mức độ mắc bệnh trước khi có pháp đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể tiến hành điều trị bằng hai cách, thuốc bôi và đốt sùi mào gà. Thuốc được sử dụng hạn chế do việc dùng thuốc có thể gây loét vùng da mắt. Đốt sùi mào gà sẽ được bác sĩ cân nhắc trong nhiều trường hợp.
Trong các phương pháp đốt sùi mào gà: Laser, đốt điện, áp lạnh… thì LEEP được đánh giá là tiên tiến và hiệu quả bởi thời gian điều trị ngắn, tổn thương được kiểm soát và hạn chế sùi mào gà tái phát.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị sùi mào gà ở mắt, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân, tuyệt đối phải dùng riêng khăn mặt… để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Phòng tránh bệnh sùi mào gà ở mắt như thế nào?
Sử dụng riêng vật dụng cá nhân, không dùng chung với người khác.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình duy nhất hoặc ít nhất nhớ sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ tình dục qua đường miệng.
Duy trì lối sinh hoạt và làm việc lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp giữ cơ thể khỏe mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh sùi mào gà ở mắt. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám Thái Hà bằng cách nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây để được giải đáp.