Bệnh giang mai hiện nay rất phổ biến do lối sống tình dục phóng khoáng. Bệnh giang mai cùng với bệnh lậu và HIV là những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gây ra rất nhiều hệ lụy đối với xã hội. Trang bị những kiến thức về biểu hiện bệnh giang mai chính là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ về những triệu chứng của bệnh giang mai để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh giang mai là căn bệnh được phát hiện ra tại Châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 15 và được coi là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Xoắn khuẩn giang mai là tác nhân gây bệnh giang mai, bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay. Xoắn khuẩn đó có tên là Treponema pallidum, rất dễ lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh giang mai dẫn đến chữa trị muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu
- Điều trị bệnh giang mai như thế nào
- Khám bệnh giang mai ở đâu an toàn
Biểu hiện bệnh giang mai
Bệnh giang mai bao gồm 3 giai đoạn chính và một giai đoạn tiềm ẩn. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.
Giai đoạn 1
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 10 – 90 ngày, sau đó mới có những biểu hiện lâm sàng. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ khá đơn giản, nhanh chóng và ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện của giang mai giai đoạn đầu là xuất hiện các nốt săng giang mai hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, nhẵn, nông, không gây đau ngứa, không chảy mủ, nổi hạch 2 bên bẹn nhưng không gây đau.
Biểu hiện giang mai ở nam giới: Các săng giang mai xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, lỗ sáo, bìu, quanh lỗ hậu môn, ống hậu môn, quanh miệng, trong khoang miệng, lưỡi, môi.
Biểu hiện giang mai ở nữ giới: Các săng giang mai xuất hiện tại âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, xung quanh hậu môn, ống hậu môn, xung quanh miệng, môi, lưỡi. Giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh không gây nhiều phiền toái và sẽ tự mất đi sau 2 – 6 tuần nên người bệnh thường lầm tưởng là bệnh đã khỏi. Chính sự chủ quan này đã khiến bệnh diễn biến âm thầm.
Giai đoạn 2
Cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc tím, nhiều nhất là vùng lưng, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mạn sườn. Các nốt ban này khá phẳng, không gây đau ngứa, không bị tróc vảy.
Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các nốt mảng sần, lở loét giống vét phỏng. Các nốt này thường chứa nước, dễ vỡ và chảy dịch nếu bị cọ sát.
Giang mai giai đoạn 2 còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch, sút cân, ăn uống không ngon miệng, đau nhức xương khớp, viêm giác mạc, nổi hạch bẹn, rụng tóc,...
Giai đoạn tiềm ẩn
Các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 sẽ biến mất sau 2 – 6 tuần và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.
Lúc này, khuẩn giang mai đã đi vào trong máu của người bệnh và rất dễ lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối của bệnh diễn ra sau 3 – 15 năm dưỡng bệnh.
Lúc này khuẩn giang mai sẽ tấn công vào mọi cơ quan, nội tạng của cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Giang mai thần kinh sẽ gây tổn thương hệ thần kinh.
-
Giang mai tim mạch sẽ gây phình động mạch, đe dọa đến tính mạng.
-
Củ giang mai làm xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi...
Ngoài ra, giai đoạn cuối bệnh còn gây ra rất nhiều biến chứng khác như mù lòa, điếc, thần kinh, phình động mạch chủ, liệt, động kinh, đột quỵ thậm chí tử vong.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để phòng tránh và điều trị bệnh giang mai hiệu quả, dứt điểm. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo hệ thống hotline 0337 644 353 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.