Bệnh giang mai có gây ngứa không? Trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì giang mai được đánh giá là nguy hiểm nhất, chỉ đứng sau HIV/AIDS do có thể gây tử vong cho người bệnh. Triệu chứng bệnh giang mai được khá nhiều người quan tâm và gửi thắc mắc đến cho các chuyên gia về bệnh xã hội phòng khám Thái Hà. Bệnh giang mai có gây ngứa không là một trong số đó.
Giang mai là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục do xoắn khuẩn Treponema palladium. Giang mai phát triển qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn giang mai xuất hiện các biểu hiện ngoài da, khả năng lây nhiễm mạnh nhất. Ở giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu và ít có khả năng lây nhiễm. Giang mai không còn khả năng lây lan khi đến giai đoạn cuối, khi xoắn khuẩn giang mai đã khu trú ở khắp cơ thể, phá hủy các cơ quan, bộ phận quan trọng như tim, não … gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị.
- Khám bệnh giang mai ở đâu hiệu quả.
- Xét nghiệm giang mai như thế nào?
- Bệnh giang mai có chữa được không?
- Lời khuyên của các chuyên gia để phòng tránh bệnh giang mai:
Quan hệ tình dục an toàn một vợ một chồng.
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
Khám sức khỏe thường xuyên định kỳ, đặc biệt là khám tầm soát giang mai ở phụ nữ man thai.
Bệnh nhân có quan hệ tình dục với nhiều người hoặc từng quan hệ với gái mại đâm cần tiến hành khám kiểm tra định kỳ giang mai nói riêng và các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục khác nói chung.
Bệnh giang mai có gây ngứa không?
Trước hết, để xác định được bệnh giang mai có gây ngứa hay không, bệnh nhân cần phải nắm rõ các triệu chứng tiêu biểu của giang mai, tổn thương bên ngoài mà giang mai gây ra cho bệnh nhân như sau:
Tổn thương giang mai ở giai đoạn 1:
Xuất hiện các săng giang mai nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, nhẵn, nổi rõ trên bề mặt da.
Săng giang mai tập trung ở vị trí đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, cụ thể là quy đầu, rãnh quy đầu và thân dương vật ở nam; âm đạo, âm hộ, hai môi lớn bé ở nữ; hậu môn, miệng và lưỡi của cả nam và nữ.
Tổn thương giang mai giai đoạn 2:
Xuất hiện nhiều tổn thương khác nhau trên khắp cơ thể bệnh nhân như:
-
Những phỏng nước và sẩn mủ .
-
Những nốt ban màu hồng hoặc hơi tím, đối xứng nhau.
Chúng tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay và chân kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, cơ thể mệt mỏi, đau họng…
Giai đoạn mai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối:
Bệnh không còn xuất hiện các triệu chứng giang mai bên ngoài. Xoắn khuẩn giang mai ở giai đoạn này đã xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đe dọa những biến chứng quan trọng cho tim, mắt, não…
Vậy giang mai có gây ngứa không? Các chuyên gia phòng khám Thái Hà giải đáp: Bản chất các tổn thương giang mai xuất hiện trên cơ thể hoàn toàn không gây ngứa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị xây xước và chảy mủ, bệnh nhân nếu đưa tay gãi có thể làm cho dịch nhầy lây lan, gây ra một chút cảm giác ngứa ngáy khó chịu và làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh giang mai cho người khác.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về vấn đề bệnh giang mai có ngứa không, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Bạn có nghi ngờ mắc bệnh giang mai, hãy liên hệ đến phòng khám Thái Hà, số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn và giúp đỡ. Đăng ký và đặt lịch hẹn khám để nhận được nhiều ưu đãi, bạn có thể nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây.