Điều trị giang mai cần tránh điều gì?

Điều trị giang mai hiệu quả là không hề đơn giản, đặc biệt khi bệnh đã có biến chứng, chưa kể đến nhiều trường hợp đã điều trị xong thì bệnh lại tái phát. Vậy điều trị giang mai cần tránh những gì? Ở bài viết ngay sau đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ nêu ra những điều cần chú ý khi trong và sau quá trình điều trị giang mai đến cho bệnh nhân biết.

bệnh giang mai là gì

Điều trị giang mai cần tránh điều gì?

điều trị bệnh giang mai cần tránh những điều gì

Bệnh giang mai là gì? Là bệnh xã hội nguy hiểm, lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn do vi khuẩn treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này có khả năng tồn tại dai dẳng trong cơ thể, di chuyển đến khắp các cơ quan nội tạng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả khả năng bại liệt, mù lòa hoặc thậm chí là tử vong. Do đó, việc điều trị giang mai cần hết sức cẩn thận, bệnh nhân không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh giang mai. Bên cạnh những nguyên tắc mà bệnh nhân giang mai cần tuân thủ, có một số điều mà người bệnh cần tránh như sau:

Thay đổi việc sử dụng thuốc: Bệnh nhân không được phép giảm liều lượng của thuốc khi thấy triệu chứng bệnh giang mai đã hết hay tùy tiện thay thế thuốc đang sử dụng bằng một loại thuốc khác không có chỉ định trực tiếp của bác sĩ điều trị. Những hành động này có thể dẫn đến hậu quả rất nguy hiểm, làm rối loạn quá trình điều trị giang mai. Bệnh giang mai không khỏi mà còn có thể diễn biến phức tạp hơn.

Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh giang mai sẽ lây truyền bệnh cho người khác. Hơn nữa, hành động này còn tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn di chuyển qua lại giữa hai cơ thể bệnh, bệnh điều trị chưa dứt còn có thể tái nhiễm qua lại. Mặc dù sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm giang mai cùng các bệnh xã hội khác. Tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp như ôm hôn… và bao cao su không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi 100% nguy cơ mắc bệnh.

Sử dụng chất kích thích trong quá trình điều trị giang mai: Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá … hay nguy hiểm hơn là ma túy, thuốc lắc có ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương và gây rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, sức khỏe và sức đề kháng của bệnh nhân bị suy giảm nhanh chóng, việc điều trị giang mai không đạt hiệu quả như mong đợi.

Dùng chung vật dụng cá nhân với người khác: Mặc dù khả năng lây truyền gián tiếp cho người khác là không cao nhưng vẫn có. Do đó, người mắc bệnh giang mai nên chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân như đồ lót, khăn mặt và chậu rửa mặt… với người khác.

Phụ nữ mắc bệnh giang mai không nên mang thai: Sảy thai, thai chết lưu, thai sinh non, thiếu tháng và bị dị tật bẩm sinh… là những vấn đề mà mẹ mang thai có thể gặp phải khi mắc giang mai. Mẹ mang thai bị giang mai có khả năng lây truyền bệnh cho con trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Con sinh ra sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, chị em đã mắc bệnh giang mai không nên mang thai.

Trên đây là những điều bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình điều trị giang mai, hi vọng đã cung cấp cho các chị em những thông tin hữu ích. Nếu chị em còn băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến hotline 0337 644 353 để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội được tư vấn trực tiếp.

 

Điều trị giang mai cần tránh điều gì?
Điểm trung bình: 7.5 / 10 ( 188 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha