Xoắn khuẩn giang mai được hiểu như thế nào?

Xoắn khuẩn giang mai là tác nhân gây nên bệnh giang mai, một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm hiện nay. Vậy xoắn khuẩn gây bệnh giang mai được hiểu như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

Xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai được tìm thấy vào năm 1905, do hai nhà nghiên cứu khoa học là Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra. Xoắn khuẩn có hình lò xo với 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang > 0,5µ, chiều dài dao động từ 6 - 15µ. Chúng di động theo ba cách:

  • Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.

  • Di động qua lại như quả lắc đồng hồ.

  • Di động lượn sóng.

Xoắn khuẩn giang mai ra ngoài cơ thể không sống được quá vài tiếng đồng hồ, nó chết nhanh ở nơi khô và sống dai dẳng ở nơi ẩm ướt. Ở nhiệt độ -20C nó vẫn có thể tồn tại nhưng đến nhiệt độ 45C, nó sẽ bất động trong vòng 30 phút và chết.

Cơ chế hoạt động của xoắn khuẩn giang mai

Trong khoảng từ 3-90 ngày, xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương tại đúng vị trí mà nó xâm nhập. Thông qua hệ thống mạch máu, giang mai sẽ lan đến toàn thân, khu trú tại các cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh …

Mới đầu, khi các xoắn khuẩn mới tồn tại ở các niêm mạc ngoài da gây ra giang mai giai đoạn 1, giang mai giai đoạn 2 thì việc tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai rất đơn giản. Tuy nhiên, khi giang mai đã chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối thì xoắn khuẩn đã xâm nhập vào toàn bộ cơ thể bệnh nhân nên rất khó có thể chữa khỏi bệnh giang mai.

Sự nguy hiểm của xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân thông qua lớp niêm mạc da có thể đi theo các mao mạch máu để xâm nhập đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, động mạch chủ, não, mắt và xương … gây tổn thương cho các cơ quan này:

Giang mai xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây tổn thương não, suy giảm thị giác dẫn đến mù lòa, bại liệt.

Phá hoại hệ xương khớp, bệnh nhân không có khả năng cử động tay chân, có thể bị bại liệt hoặc mù lòa.

Làm tắc nghẽn động mạch chủ, vỡ động mạch chủ, dẫn đến tử vong.

Giang mai ở phụ nữ mang thai có thể gây xảy thai, sinh non, thai chết lưu,… Hoặc em bé nếu có ra đời cũng dễ nhiễm bệnh của mẹ, bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Làm sao để tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể được tiêu diệt bởi các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm bệnh giang mai khi mới có các biểu hiện giang mai giai đoạn đầu để được can thiệp và điều trị kịp thời. Việc điều trị giang mai giai đoạn cuối không thể cứu vãn được những tổn thương giang mai đã gây ra cho cơ thể bệnh nhân.

Để xoắn khuẩn giang mai được tiêu diệt hoàn toàn, triệt để, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc, uống đúng thuốc, đủ liều và theo đúng thời gian quy định, tuyệt đối không được dừng thuốc ngay cả khi triệu chứng của bệnh giang mai đã hết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xoắn khuẩn giang mai, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, các bạn vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Thái Hà với hotline 0337 644 353 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được trò truyện trực tuyến với các chuyên gia.

 

Xoắn khuẩn giang mai được hiểu như thế nào
Điểm trung bình: 7.0 / 10 ( 208 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha