Một số nguyên nhân gây bệnh giang mai chủ yếu

Nguyên nhân bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Giang mai được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS bởi độ tàn phá khủng khiếp của nó. Trong bối cảnh tỉ lệ bệnh nhân mắc giang mai ngày càng có xu hướng tăng lên, việc tìm hiểu những nguyên nhân bệnh giang mai có thể giúp bạn đọc phòng tránh căn bệnh này.

hình ảnh bệnh giang mai

Giang mai là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, các triệu chứng của bệnh giang mai biểu hiện rõ rệt theo ba giai đoạn cụ thể. Đến giai đoạn cuối, giang mai sẽ tàn phá mọi cơ quan và bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương, hệ xương khớp, tim và phổi … gây bại liệt hoặc trực tiếp cướp đi tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai 

Bệnh giang mai gây ra bởi  xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum. Xoắn khuẩn này tồn tại chủ yếu tại niêm mạc hậu môn, mắt, miệng và bộ phận sinh dục của bệnh nhân. Bất kì các tiếp xúc nào mà tạo điều kiện lây truyền xoắn khuẩn từ cơ thể này sang cơ thể khác đều có thể là nguyên nhân gây bệnh giang mai. Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh giang mai bao gồm:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh xã hội như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, lậu … trong đó có cả bệnh giang mai.

Các hình thức quan hệ tình dục bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường sinh dục thông thường, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục qua đường miệng … đều có thể là nguyên nhân bệnh giang mai.

Bệnh giang mai chủ yếu gặp ở những người trẻ tuổi, người có đời sống tình dục phong phú, có nhiều đối tác bạn tình, …

Lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ bị bệnh giang mai tại tháng thứ 4 của thai kì có nguy cơ cao lây truyền bệnh cho con thông qua nhau thai. Trong trường hợp này, thai nhi có thể bị bệnh giang mai từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, một số em bé có thể nhiễm bệnh của mẹ trong quá trình sinh đẻ.

Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà thai phụ có thể gặp các trường hợp như xảy thai, sinh non, con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Lây truyền gián tiếp

Giang mai có thể tồn tại dai dẳng trong thời gian dài khi ra ngoài cơ thể. Do đó, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bàn chải đánh răng, dao cạo râu … có thể khiến bạn tiếp xúc với mầm bệnh và mắc bệnh.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với cơ thể người bệnh qua các hành động thân mật như ôm, hôn … đều có thể là nguyên nhân gây bệnh giang mai.

 Lây truyền qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai không chỉ tồn tại ở bộ phận sinh dục, mà còn xâm nhập vào đường máu của bệnh nhân để gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, giang mai có thể lây truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh, qua truyền máu.

Khuyến cáo: Phòng ngừa bệnh giang mai, bạn cần quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình duy nhất hoặc nếu không thì luôn nhớ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác; đối với bạn gái cần phải kiểm tra và điều trị triệt để bệnh giang mai trước khi có ý định mang thai.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh giang mai, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.

Một số nguyên nhân gây bệnh giang mai chủ yếu nên biết
Điểm trung bình: 8.0 / 10 ( 173 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha