Bệnh lậu lây qua những con đường chủ yếu nào?

Bệnh lậu lây truyền như thế nào là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hiện nay, tỉ lệ số người mắc bệnh lậu ngày càng tăng cao do lối sống tình dục dễ dãi và thiếu kiến thức phòng tránh. Nhận biết được bệnh lậu lây qua đường nào sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu quả cũng như hạn chế lây lan cho các đối tượng khác. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh lậu lây qua đường nào

Bệnh lậu gây ra do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến, chủ yếu tại cơ quan sinh dục như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung ở nữ giới và ống niệu đạo ở nam giới. Vi khuẩn lậu rất dễ lây lan và có tốc độ sản sinh nhanh chóng, trung bình cứ 15 lại phân chia một lần. Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già nếu như không biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Bệnh lậu rất dễ lây lan thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Đặc điểm của khuẩn lậu là có thể tồn tại trên mọi bộ phận như da, bàn tay, bàn chân...Tuy nhiên, khuẩn lậu rất dễ chết ngoài môi trường, hầu hết chỉ tồn tại được vài phút sau khi thoát khỏi cơ thể người. Chính vì vậy, khả năng nhiễm khuẩn lậu thông qua các tiếp xúc thông thường khá thấp. Hầu hết, bệnh lậu lây lan qua những con đường chủ yếu sau:

Do quan hệ tình dục không an toàn

bệnh lậu lây qua con đường tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục dưới bất cứ hình thức nào, kể cả quan hệ đồng giới, quan hệ bằng miệng, bằng tay nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh lậu lây từ mẹ sang con

bệnh lậu có thể lay truyền từ mẹ sang con

Nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ bị nhiễm bệnh lậu khả năng lây truyền sang con là rất cao. Khuẩn lậu có thể lây qua nhau thai hoặc khi trẻ đi qua âm đạo nữ giới nếu sinh thường. Chính vì vậy, khi mang thai, phụ nữ nên tránh quan hệ tình dục để hạn chế nhiễm khuẩn lậu. Ngoài ra, phụ nữ nhiễm lậu cần điều trị khỏi hẳn mới mang thai để tránh lây sang con.

Trẻ bị nhiễm khuẩn lậu dễ bị chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Bệnh lậu lây qua tiếp xúc với vết thương hở

bệnh lậu lay truyền qua các vết thương hở khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh

Việc nhận máu không rõ nguồn gốc hoặc truyền máu trực tiếp hoàn toàn có khả năng lây nhiễm bệnh lậu.

Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở chứa khuẩn lậu cũng gây lây nhiễm khuẩn lậu.

Bệnh lậu lây qua tiếp xúc gián tiếp

Sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người mắc bệnh lậu như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, đũa, bát, thìa, bồn tắm, bồn cầu...nếu bị dính dịch mủ chứa khuẩn lậu khả năng nhiễm bệnh cũng rất cao. Tuy nhiên, con đường này hạn chế hơn do khả năng sống sót của khuẩn lậu ở môi trường bên ngoài khá thấp.

Bệnh lậu nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây viêm niệu đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi, bệnh lậu lây theo đường máu dễ gây chứng đau tim, đau xương khớp...

Bệnh lậu nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc đó việc điều trị sẽ khá phức tạp và tốn kém.

Hy vọng những thông tin về bệnh lậu lây qua đường nào sẽ giúp mỗi người có cách phòng tránh và điều trị bệnh lậu hiệu quả. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà  số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo hệ thống hotline 0337 644 353 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh lậu lây qua những con đường chủ yếu nào?
Điểm trung bình: 7.2 / 10 ( 239 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha