Sùi mào gà ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng trầm trọng cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Nắm rõ các nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ một cách tốt nhất!

Sùi mào gà là bệnh xã hội gây ra bởi vi rút HPV. Mặc dù nó lây truyền qua đường tình dục chủ yếu, nhưng cũng có thể lây truyền qua một số con đường khác như lây truyền gián tiếp hoặc lây truyền từ mẹ sang con…

Trẻ sơ sinh là một đối tượng hiếm gặp của sùi mào gà. Bệnh một khi đã xảy ra có thể gây những biến chứng trầm trọng cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh sùi mào gà là do vi rút HPV, chủng vi rút có DNA dạng sợi kép. Hiện nay, có hơn 130 loại HPV. Nếu như sùi mào gà ở người lớn do HPV dạng 6 hoặc HPV dạng 11 gây ra thì HPV gây nên sùi mào gà ở trẻ em rất đa dạng.

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh mắc sùi mào gà đều là do lây nhiễm bệnh từ mẹ, quá trình lây nhiễm có thể bắt đầu từ trong bụng mẹ hoặc trong quá trình sinh đẻ hoặc qua các tiếp xúc gián tiếp với mẹ trong cuộc sống thường.

Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh nhiễm HPV từ mẹ:

Qua nhau thai: HPV có thể lây qua nhau thai trong thời kỳ mang thai của mẹ.

Trong cổ tử cung: Vi rút HPV xâm nhập ngược dòng từ cổ tử cung vào nước ối, thai nhi hấp thụ nước ối có nhiễm HPV

Qua đường sinh sản: Trẻ sinh ra theo đường sinh thường sẽ tiếp xúc với mầm bệnh ở cổ tử cung, âm đạo của mẹ và có khả năng bị nhiễm bệnh.

Biểu hiện sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đặc trưng của sùi mào gà là gây ra các u nhú ở da và niêm mạc. Các u nhú này có thể là mụn cóc, hột cơm hay các tổn thương phẳng… màu da, hồng hoặc màu nâu. Thông thường, chúng có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng và họng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, do các con đường lây nhiễm sùi mào gà ở trẻ sơ sinh khá phức tạp nên biểu hiện của sùi mào gà ở trẻ sơ sinh cũng đa dạng:

Vi rút HPV gây ra những u nhú ở miệng, họng cản trở trẻ bú, trẻ bị nôn trớ, quấy khóc,… làm gia tăng nguy cơ bị ưng thư vòm họng.

Ngoài ra, vi rút HPV cũng có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp của trẻ.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là vài tuần, thậm chí là vài năm, mà thông thường là khoảng ba tháng.

Tư vấn Thái Hà

Giải đáp miễn phí với BS. CK1  ĐT: 0337 644 353. Ưu đãi gói khám tổng quát Nam Khoa - Phụ khoa giảm từ 950k xuống 320k: Cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm nhất trong ngày. TẠI ĐÂY

Cách chữa sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

chữa bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Trước hết, bố mẹ của trẻ bị sùi mào gà không nên quá hoang mang, lo lắng, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành điều trị.

Các biện pháp điều trị sùi mào gà thường bao gồm dùng thuốc, đốt điện, laser hoặc áp lạnh. Tuy nhiên, do đốt sùi mào gà bằng điện và laser có thể gây ra những tổn thương nặng trên bề mặt da cho trẻ nên bác sĩ thường hạn chế điều trị sùi mào gà ở trẻ sơ sinh bằng biện pháp này.  

Phòng bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Trước khi có ý định mang thai, chị em cần đi khám và kiểm tra sức khỏe. Nếu phát hiện mắc bệnh sùi mào gà cần phải sớm khám và điều trị kịp thời.

Mẹ mang thai bị nhiễm sùi mào gà cần phải khám chữa và điều trị tích cực. Trong trường hợp này, mẹ buộc phải sinh mổ để tránh lây truyền cho con qua đường sinh thường.

Khi phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh, bố mẹ của trẻ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà bằng cách nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây. 

Sùi mào gà ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Điểm trung bình: 7.2 / 10 ( 166 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha