Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai trong bài viết dưới đây để có cách phòng tránh bệnh hiệu quả hơn nhé!

Bệnh sùi mào ở phụ nữ mang thai

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra do virus Human Papilloma Virus (HPV). Các vết sùi mào gà thường mọc ở cả bên trong và bên ngoài cơ quan sinh dục của nữ giới, vách ngăn giữa cổ tử cung và cơ quan sinh dục hoặc mọc quanh hậu môn.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thời gian ủ bệnh từ 3 – 8 tháng. Sau khi nhiễm bệnh từ 2 – 8 tháng, thai phụ sẽ xuất hiện các vết sần sùi như mào gà, màu hồng, bề mặt thô ráp. Các vết này có chiều dài từ vài mm đến vài cm, có thể liên kết với nhau thành từng mảng rộng, bề mặt mủn, ấn vào dễ bị chảy nước mủ.

Đối với phụ nữ mắc sùi mào gà khi đang mang thai khi cho tay vào âm đạo sẽ thấy niêm mạc sần sùi, dễ bị chảy máu âm đạo.

Một số trường hợp nữ giới bị sùi mào gà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng ung thư.

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai xảy ra chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn, lây qua đường máu, qua các tiếp xúc trực tiếp hay qua sử dụng các đồ vật trung gian nhiễm mầm bệnh.

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Cụ thể như sau:

Biến chứng đối với thai phụ

  • Gây ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung.

  • Gây chảy máu kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng.

  • Nếu sinh thường các vết sùi mào gà tại âm đạo có thể gây cản trở đến quá trình sinh sản.

Biến chứng đối với thai nhi

  • Virus sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con thông qua nước ối hay trong quá trình sinh thường.

  • Virus sùi mào gà thường xâm nhập vào mắt, đường hô hấp của trẻ dẫn đến suy giảm thị lực, suy đường hô hấp, tử vong.

Cần làm gì nếu mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai

Khi mang thai chị em cần đi khám thai định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Việc điều trị sớm sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác nhau như điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi hoặc các phương pháp ngoại khoa.

Vừa rồi chúng tôi đã trình bày về bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội bằng cách gọi điện đến số  hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai 20/7/24 báo
Điểm trung bình: 8.3 / 10 ( 201 lượt đánh giá )

tư vấn

Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha